• Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tiếng Hàn
  • Tiếng Nhật
  • Tiếng Trung

Những chi phí dùng để tính giá gốc hàng tồn kho cần biết

07/08/2021
Một trong những tài sản được hạch toán vào báo cáo tài chính của một doanh nghiệp chính là hàng tồn kho. Cùng bài viết sau đây tìm hiểu về hàng tồn kho. Đồng thời, tìm hiểu về những chi phí dùng để tính giá gốc của hàng tồn kho bạn nhé!

Khái niệm Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho chính là những mặt hàng sản phẩm được lưu giữ trong kho để bán vào kỳ tiếp theo. Hay nói cách khác, đây là những mặt hàng mà một doanh nghiệp dự trữ để bán. Do đó, hàng tồn kho thể hiện cho sự liên kết giữa việc sản xuất và việc bán sản phẩm. Đây là một loại tài sản ngắn hạn có vai trò khá quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Hàng tồn kho trong một công ty sản xuất được chia làm 3 loại chính:

Nguyên liệu thô là những nguyên liệu được giữ lại để sản xuất trong tương lai. Đây còn là nguyên liệu được gửi đi gia công chế biến hay hàng mua đi đường.

Bán thành phẩm là những sản phẩm tạm gọi là được phép dùng cho sản xuất. Tuy nhiên, cũng như tên gọi của nó, đây chưa được hoàn thành. Hay nói cách khác là sản phẩm hoàn thành nhưng chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh đã hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Để tính giá hàng tồn kho, theo chuẩn mực kế toán thì được tính theo gốc. Trong đó, giá gốc lại bao gồm tổng của những chi phí mua, chế biến và các chi phí khác liên quan hoặc phát sinh để có được hàng tồn kho.

>> Xem thêm:  Kế toán kho có những công việc gì phải làm trong doanh nghiệp?

Giá gốc hàng tồn kho là tổng hợp của những chi phí nào?

Chi phí mua

Ở đây, chi phí mua phải kể đến một số loại như giá mua hàng tồn kho, các loại thuế không được hoàn lại. Bên cạnh đó còn có chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản phát sinh trong suốt quá trình mua hàng. Và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho.

Chi phí mua không bao gồm các khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng mua do hàng không đúng quy cách.

Chi phí chế biến

Chi phí chế biến cũng là một trong những chi phí cần xác định nếu muốn tính giá gốc hàng tồn kho. Theo đó, khoản chi phí này bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất. Cụ thể như chi phí nhân công, chi phí sản xuất cố định chung hay biến đổi trong suốt quá trình chế biến nguyên liệu thành thành phẩm. Trong đó:

Chi phí sản xuất chung cố định là chi phí sản xuất gián tiếp. Chẳng hạn như chi phí khấu hao, chi phí bảo trì máy móc, thiết bị, nhà xưởng, quản lý hành chính… Đặc điểm chung của loại chi phí này chính là không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất.

Chi phí sản xuất chung biến đổi cũng là chi phí sản xuất gián tiếp. Nhưng thường thay đổi trực tiếp phụ thuộc vào sự dao động của số lượng sản phẩm sản xuất. Chẳng hạn như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công…

Chi phí liên quan trực tiếp khác

Khi tính vào giá gốc hàng tồn kho, đây được xem là các khoản chi phí để mua vào và chế biến hàng tồn kho. Điển hình là chi phí thiết kế cho một sản phẩm cụ thể.

Chi phí cung cấp dịch vụ

Chi phí cung cấp dịch vụ là những khoản chi cho nhân viên. Hoặc những khoản chi phí khác liên quan mật thiết đến việc cung cấp dịch vụ. Chẳng hạn như phí giám sát. Ngoài ra, chi phí cung cấp dịch vụ không bao gồm chi phí nhân viên, bán hàng hay quản lý doanh nghiệp.

Lưu ý: Một số chi phí không được tính và giá gốc hàng tồn kho như:

Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp các chi phí này phát sinh trên mức bình thường.

Chi phí bảo quản hàng tồn kho

Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Như vậy, để tính giá gốc hàng tồn kho, bạn cần xác định được những chi phí nêu trên là bao nhiêu. Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cần thiết về hàng tồn kho cũng như cách xác định giá gốc hàng tồn kho.

>> Xem thêm: 7 bước hướng dẫn kiểm soát nhập xuất tồn kho kế toán cần biết

 



Bài viết khác

Khái niệm Kế toán là gì? Các vị trí cụ thể kế toán trong doanh nghiệp?

08/08/2021

Một doanh nghiệp, công ty không thể thiếu người làm kế toán. Tùy vào mỗi doanh nghiệp, kế toán đảm nhận những vị trí khác nhau và công việc cũng khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu trong doanh nghiệp lế toán gồm những loại nào, nhiệm vụ của các vị trí ra sao?

Các câu hỏi liên quan thường gặp khi hạch toán tiền đặt cọc

12/05/2021

Hình thức đặt cọc trước tiền hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh là một hình thức mua bán vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, không phải kế toán nào cũng biết cách hạch toán tiền đặt cọc, đôi khi còn gặp bối rối vì không biết đặt cọc có cần xuất hóa đơn hay không. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn kế toán cách hạch toán tiền đặt cọc và giải đáp những thắc mắc có liên quan đến khoản tiền này.

PHÂN BIỆT CÁC LOẠI THUẾ MÀ KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

11/05/2021

Có khá nhiều loại thuế mà không phải ai cũng biết cùng Moka tìm hiểu nhé.

Bài viết gần đây

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2-9-2023
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2-9-2023
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA thông báo lịch nghỉ Lễ Quốc khánh 2-9 năm 2003
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 & 01/5
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ 30/4 & 01/5
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA thông báo lịch nghỉ Lễ 30/04 & 01/05/2023
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
Công ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ MOKA - Chúc mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ 08-03-2023
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023
LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ MOKA THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO 2023
Facebook