Quản lý tài sản cố định đơn giản hiệu quả trên phần mềm Moka Accounting
07/01/2021
Đối với mỗi doanh nghiệp việc quản lý tài sản cố định là một việc rất quan trọng. Người kế toán cần phải xác định tư liệu lao động như thế nào được coi là Tài sản cố định. Kế toán cần có phương án tổ chức mở thẻ theo dõi tài cố định về nguyên giá; số kỳ khấu hao; giá trị khấu hao; giá trị còn lại … và phân loại Tài cố định cố định
1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất; kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá phải được ghi nhận một các đáng tin cậy;
- Có thời giản sử dụng trên một năm;
- Nguyên giá của tài sản cố định phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VNĐ trở nên.
Phân loại TSCSĐ hữu hình
- Nhà cửa vật kiến trúc;
- Máy móc, thiết bị;
- Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;
- Thiết bị, dụng cụ quản lý;
- Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm;
- TSCĐ hữu hình khác
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất; kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;
- Nguyên giá phải được ghi nhận một các đáng tin cậy;
- Có thời giản sử dụng trên một năm;
- Nguyên giá của tài sản cố định phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 VNĐ trở nên.
Phân loại TSCĐ vô hình
- Quyền sử dụng đất;
- Quyền phát hành;
- Bản quyền, bằng sáng chế;
- Nhãn hiệu hàng hóa;
- Phần mềm máy tính;
- Giấy phép và giấy phép nhượng quyền;
- TSCĐ vô hình khác
3. Các bước theo dõi TSCĐ trên phần mềm Moka
Bước 1: Ghi nhận nguyên giá của tài sản cố định trên tài khoản 211
Căn cứ vào chứng từ kế toán hạch toán ghi nhận nguyên giá của TSCĐ trên tài khoản 211. Việc ghi nhận này có thể hạch toán trên chứng từ kế toán; phiếu chi; giấy báo nợ, hóa đơn mua hàng dịch vụ
Bước 2: Nhập thông tin tài sản cố định
Sau khi ghi nhận hạch toán nguyên giá của TSCĐ trên sổ của tài khoản 211; Kế toán nhập thông tin chi tiết về TSCĐ làm căn cứ lập thẻ tài sản.
Bước 3: Tính khấu hao và tạo bút toán phân bổ khấu hao
Căn cứ vào thông tin TSCĐ định đã nhập, hàng tháng thế toán sẽ tiến hành tính khấu hao TSCĐ và phân bổ giá trị khấu hao vào chi phí
Tính khấu hao
Tạo bút toán phân bổ
Bước 4: Lên các báo cáo về TSCĐ
Moka cung cấp hệ thống các báo cáo giúp kế toán nắm bắt được tổng thể và chi tiết về tài sản cố định. Hệ thống báo cáo về TSCĐ gồm:
- Báo cáo kiểm kê TSCĐ
- Báo cáo tăng giảm TSCĐ
- Báo cáo khấu hao TSCĐ
Khách hàng có thể download dùng thử phần mềm Moka Accounting Tại đây