Tất cả các công đoạn lập báo cáo tài chính đơn giản chính xác hiệu quả
14/01/2021
Một bản báo cáo tài chính cần rất nhiều các công đoạn từ thời gian bào cáo tài chính phải làm gì, chế độ kế toán áp dụng như nào, bộ báo cáo tài chinh gồm những gì, thời gian nộp là khi nào, quy trình lập báo cáo tài chính có những bước nào, các bước lập báo cáo tài chính ra sao, nguyên tắc và những lưu ý.
Mà các quý doanh nghiệp nhỏ vừa và lớn cần lưu ý những công đoạn trên để hoàn thành một bản BCTC hoàn chỉnh nhất.
Thời gian báo cáo tài chính
Doanh nghiệp thực hiện lập báo cáo tài chính theo từng quý hoặc theo năm. Đối với báo cáo tài chính năm, tất cả các doanh nghiệp đều phải tuân thủ thực hiện.
Còn đối với báo cáo tài chính quý sẽ được quy định cho một số loại hình doanh nghiệp cụ thể. Trong đó quy thành ba nhóm doanh nghiệp là doanh nghiệp do nước ngoài đầu tư, doanh nghiệp có tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán và doanh nghiệp nhà nước…
Đây là điểm giống nhau của các loại hình doanh nghiệp
Các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tham gia vào sàn giao dịch chứng khoán đều phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc này nhằm đảm bảo cho các nhà đầu tư đúng đắn hơn trong việc đưa ra các quyết định đầu tư.
Báo cáo tài chính vào thời gian nào trong năm?
Chế độ kế toán
Chế độ kế toán dùng để làm báo cáo tài chính sẽ được áp dụng khác nhau đối với từng khoảng thời gian chính thức đi vào hoạt động của doanh nghiệp. Trong đó:
Các doanh nghiệp đang hoạt động có quy mô vừa và nhỏ: Chế độ kế toán được áp dụng theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.
Các doanh nghiệp thành lập sau ngày 26/08/2016 (doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ): Áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC.
Những doanh nghiệp muốn hoàn thiện công tác kế toán (doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ): Chế độ kế toán áp dụng là Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm:
Để hoàn thành một bộ báo cáo tài chính, DN cần phải hoàn thành khá nhiều biểu mẫu văn bản. Những văn bản gồm:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo quý hoặc theo năm
Bảng cân đối kế toán
Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Bảng cân đối số phát sinh
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và một số phụ lục đi kèm
Đối với các biểu mẫu này, một số doanh nghiệp có chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC và Thông tư 200 sẽ được lược bỏ một số biểu mẫu. Doanh nghiệp cần căn cứ vào chế độ kế toán của mình để lập báo cáo tài chính đúng và đầy đủ nhất.
>> Xem thêm: 17 Bước Phân tích số dư trên Báo cáo tài chính chuẩn xác mới nhất
Thời gian nộp báo cáo tài chính
Đối với các doanh nghiệp nhà nước: Thời hạn nộp báo cáo tài chính là chậm nhất là sau 30 ngày cho công ty con và sau 90 ngày cho công ty mẹ. Đối với doah nghiệp khác phải nộp báo cáo tài chính chậm nhất là 90 ngày, tính từ ngày năm tài chính kết thúc.
Những trường hợp doanh nghiệp được gộp báo cáo tài chính gồm doanh nghiệp ngừng kinh doanh, giải thể trong quá đầu tiên của năm và doanh nghiệp mới thành lập sau ngày 1/10 năm đó. Trường hợp doanh nghiệp xin được tạm ngừng việc kinh doanh trong khoảng thời gian 1 năm từ đầu năm đến cuối năm thì không phải lập báo cáo tài chính.
Quy trình lập báo cáo tài chính
Một quy trình lập báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm 3 bước như sau:
Bước 1: Ghi chép sổ sách kế toán. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ theo từng bước các bước này mình xin được đề cập ở một bài viết sau. Mời bạn chú ý đón đọc.
Bước 2: Thực hiện quyết toán thuế, lập báo cáo tài chính, các biểu mẫu gồm:
Báo cáo tài chính
Báo cáo quyết toán thuế TNCN
Báo cáo quyết toán thuế TNDN
Báo cáo quyết toán hóa đơn
Bước 3: Hoàn thiện báo cáo, đóng dấu, nộp cơ quan thuế và in ấn lưu trữ.
>> Xem thêm: CÁCH LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH DỄ NHỚ - DÀNH CHO NGƯỜI ĐANG HỌC KẾ TOÁN
Các bước lập báo cáo tài chính
Một doanh nghiệp, khi tiến hành lập báo cáo tài chính cần tuân thủ đúng những bước cơ bản sau:
Bước 1: Thực hiện công tác sắp xếp chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là yếu tố quan trọng để lập báo cáo tài chính, không có chứng từ kế toán bạn sẽ không thể thực hiện được báo cáo tài chính. Chứng từ kế toán được dùng để thực hiện nghiệp vụ ghi sổ theo thời gian. Thường nếu bạn là kế toán thì chắc chắn bạn sẽ sắp xếp các chứng từ này hợp lý nên việc tìm kiếm sẽ nhanh hơn.
Bước 2: Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Dựa trên các chứng từ kế toán được sắp xếp đúng thời gian, kế toán sẽ căn cứ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Ví dụ: phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, báo có, báo nợ…Các chứng từ phải hợp lý, tuân thủ đúng pháp luật.
Bước 3: Phân bổ đúng các nghiệp vụ phát sinh theo từng tháng và từng quý
Bước 4: Thực hiện soát xét và tổng hợp theo từng nhóm tài khoản
Sau khi hoàn thiện toàn bộ các bước 1, 2, 3 kế toán thực hiện soát xét các nghiệp vụ phát sinh theo nhiều cách khác nhau trong đó soát xét theo phân nhóm tài khoản là dễ nhất (tài sản hàng tồn kho, công nợ phải trả, công nợ phải thu, các khoản đầu tư, chi phí trả trước, doanh thu, giá vốn, chi phí quản lý..).
Bước 5: Thực hiện các bước tổng hợp và kết chuyển
Sau khi hoàn thành toàn bộ 4 bước ở trên, kế toán tiến hành kết chuyển doanh thu, chi phí, lãi lỗ để đảm bảo không có số dư ở cuối kỳ.
Bước 6: Lập báo cáo tài chính
Thực hiện lập BCTC đúng với các quy định lập báo cáo hiện hành. Song song với đó là lập các quyết toán thuế TNDN và TNCN.
Sau khi thực hiện xong đầy đủ các nước trên, doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nhà nước và hoàn thiện phần in ấn, lưu sổ sách.
>> Xem thêm: 17 Bước kiểm tra Số dư trên Báo cáo tài chính đơn giản nhất
Nguyên tắc lập báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm khắc 7 nguyên tắc sau để có một báo cáo tài chính rõ ràng, minh bạch và hợp lý nhất:
Kinh doanh liên tục
Trình bày trung thực
Nguyên tắc dồn tích
Lựa chọn và áp dụng chế độ kế toán
Trọng yếu và sự hợp nhất
Nguyên tắc bù trừ
Nguyên tắc nhất quán
Những lưu ý khi lập báo cáo tài chính
Khi lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp cần lưu ý đến những điều sau:
Chi phí của năm trước mà được thanh toán vào đầu năm sau thì vẫn phải kê vào chi phí của năm trước.
Phải thực hiện kiểm kê tài sản cuối năm
Tránh bỏ sót các chi phí bằng cách kiểm kê công nợ cuối năm
Thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt vào cuối năm phải có biên bản kiểm kê quỹ vào ngày 31/12 năm đó.
Đối chiếu đúng và đủ các dư nợ với cơ quan thuế, cơ quan BHXH, nợ BHXH của doanh nghiệp
Lương tháng 12 thanh toán vào tháng 1 thì quy chi phí cho năm sau
Thời gian trả chậm tiền lương năm trước không quá 3 tháng kể từ tháng 1 năm sau
Trích trước các chi phí phát sinh, chi phí các khoản đầu tư, công nợ khó đòi.
Chú ý phân bổ đúng thuế GTGT dùng chung cho cả hoạt động không chịu thuế và chịu thuế của doanh nghiệp phù hợp với tỷ lệ doanh thu cả năm.
>> Xem thêm: Tổng hợp nguyên tắc chung của việc lập, trình bày Báo cáo tài chính
-- Sưu tầm--